Việc thành lập công ty và xin giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực mạng xã hội được quy định cụ thể tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Các trang thông tin điện tử phải cấp phép
– Trang thông tin điện tử tổng hợp
Các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành, mạng xã hội khi cung cấp thông tin tổng hợp thì phải đề nghị cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.
Trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan báo chí: Cấp phép như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp.
– Mạng xã hội.
Các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành, trang thông tin điện tử tổng hợp nếu thiết lập mạng xã hội phải đề nghị cấp phép như đối với mạng xã hội.
Tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về những nội dung thông tin do mình cung cấp.
– Trang chủ của trang thông tin điện tử phải cung cấp đầy đủ các thông tin: Tên của tổ chức quản lý trang thông tin điện tử; tên cơ quan chủ quản (nếu có); địa chỉ liên lạc, thư điện tử, số điện thoại liên hệ, tên người chịu trách nhiệm quản lý nội dung.
– Ngoài các nội dung trên, trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí, mạng xã hội phải ghi rõ số giấy phép đang còn hiệu lực, ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp phép.
Sau 90 ngày, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, nếu tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép không thiết lập mạng xã hội thì giấy phép không còn giá trị.
Điều kiện của doanh nghiệp để xin cấp phép mạng xã hội
– Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp;
– Có nhân sự quản lý đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội;
– Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
– Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội:
01 bộ, gồm có:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội theo mẫu của Bộ Thông tin và Truyền thông (mẫu 02).
– Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp); Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp thành lập theo Luật Đầu tư); Quyết định thành lập (đối với tổ chức không phải doanh nghiệp).
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định thành lập phải có ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh hoặc chức năng, nhiệm vụ phù hợp với loại hình dịch vụ mạng xã hội dự định cung cấp.
– Bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên (bản sao có chứng thực) và sơ yếu lý lịch của người chịu trách nhiệm quản lý nội dung có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có ảnh và dấu giáp lai.
– Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép. Đề án bao gồm các nội dung chính:
Phương thức tổ chức mạng xã hội, các loại hình dịch vụ, phạm vi, lĩnh vực thông tin trao đổi;
Phương án tổ chức, nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội phù hợp với các quy định và điều kiện pháp luật
Địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam.
– Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có tối thiểu các nội dung sau:
+ Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên mạng xã hội;
+ Quyền, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
+ Quyền, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội;
+ Cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
+ Cảnh báo cho người sử dụng các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng;
+ Cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ chức, cá nhân khác;
+ Công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội;
+ Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
Quy trình, thủ tục cấp giấy phép mạng xã hội
+ Thẩm quyền cấp giấy phép
Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép thiết lập mạng xã hội.
+ Quy trình
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử;
– Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép. Trường hợp từ chối, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội đã được cấp phép khi có sự thay đổi chủ sở hữu trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội thì phải thực hiện các thủ tục như cấp mới theo quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển giao. Hồ sơ cấp phép, ngoài các văn bản phải kèm theo bản gốc giấy phép đã được cấp.
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép thiết lập mạng xã hội
+ Cơ quan có thẩm quyền
Bộ Thông tin và Truyền thông
+ Thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép
+ Tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép thiết lập mạng xã hội phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép trong những trường hợp sau:
Thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức, doanh nghiệp;
Thay đổi tên miền;
Thay đổi địa điểm đặt máy chủ tại Việt Nam;
Thay đổi phạm vi cung cấp thông tin, dịch vụ;
Thay đổi nhân sự chịu trách nhiệm chính;
Thay đổi, bổ sung lĩnh vực thông tin cung cấp đối với trang thông tin điện tử tổng hợp; loại hình dịch vụ mạng xã hội đối với mạng xã hội.
– Tổ chức, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị nêu rõ nội dung, lý do cần sửa đổi, bổ sung và các tài liệu chứng minh có liên quan đến cơ quan cấp giấy phép.
– Thời hạn giải quyết : 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
+ Gia hạn giấy phép
– 30 ngày trước khi hết hạn giấy phép, tổ chức, doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép đã được cấp, gửi văn bản đề nghị gia hạn, nêu rõ thời hạn gia hạn kèm theo bản sao giấy phép đã cấp đến cơ quan cấp giấy phép.
– Thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hợp lệ
– Giấy phép được gia hạn không quá 02 (hai) lần; mỗi lần không quá 02 (hai) năm.
+ Cấp lại giấy phép
– Giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng không còn sử dụng được, tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép gửi văn bản đề nghị cấp lại giấy phép đến cơ quan cấp giấy phép. Trường hợp giấy phép bị hư hỏng thì phải gửi kèm theo bản giấy phép bị hư hỏng
– Thời hạn giải quyết 10 (mười) ngày làm việc
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới Hotline: 0824096999 hoặc gửi vào Email: vplsanhtrongtin@gmail.com để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp các dịch vụ khác. Chúng tôi rất mong được các câu hỏi tư vấn và ý kiến đóng góp của các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!