Hỏi: Xin chào các anh chị Luật sư Công ty Luật TNHH MTV Ánh Trọng Tín. Tôi lấy chồng năm 2016, từ khi lấy chồng tôi thôi làm để ở nhà nội trợ, chăm con và chăm sóc gia đình. Thời gian gần đây cuộc sống vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, mục đích hôn nhân không đạt được dẫn đến ly hôn. Các Luật sư cho tôi hỏi tôi chỉ ở nhà nội trợ vậy khi ly hôn có được chia tài sản không?Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật TNHH MTV Ánh Trọng Tín. Chúng tôi đã nghiên cứu và trả lời câu hỏi của bạn như sau:
1. Xác định tài sản vợ chồng là tài sản chung hay tài sản riêng
Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình quy định 2014, tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Điều 9 và Điều 10 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tài sản như:
“Điều 9. Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
- Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
- Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng
- Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
- Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
Căn cứ Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
=> Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì thu nhập của vợ, chồng phát sinh trong thời kỳ hôn nhân về nguyên tắc sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hợp pháp hoặc vợ, chồng có căn cứ để chứng minh đó là tài sản riêng. Vậy trường hợp của bạn có tài sản là ngôi nhà và xe ô tô, tài sản này phát sinh trong quá trình hôn nhân nên sẽ được xem là tài sản chung của cả vợ chồng.
Khoản 1 Điều 40 quy định, trong trường hợp chia tài sản chung, phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Theo Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.
Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch 01/2016 giữa TAND Tối cao, VKSND Tối cao và Bộ Tư pháp, nếu hát hiện vợ hoặc chồng có lỗi trong mối quan hệ gia đình như bạo lực, ngoại tình thì tòa sẽ xem xét lỗi này để đảm bảo quyền lợi cho người còn lại.
2. Phân chia tài sản ly hôn khi người vợ chỉ làm nội trợ
Căn cứ Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định: “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.”
=> Như vậy, quy định trên đây thì dù bạn ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn có công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung. Do đó khi ly hôn thì bạn vẫn có thể được chia tài sản chung.
3. Mẫu đơn xin đơn phương ly hôn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN KHỞI KIỆN LY HÔN
Kính gửi: Tòa án nhân dân quận …, Thành phố ….
Họ tên: …………………………………………………….. Sinh năm: …………….
Chứng minh số: ……………………….cấp ngày: …………điện thoại: ……………
Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………
Nơi đăng ký HKTT: …………………………………………………………………
Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………
Họ tên (Vợ hoặc Chồng): ……………………………………Sinh năm: …………..
Chứng minh thư: ………………………cấp ngày: ………….điện thoại: …………..
Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………
Nơi đăng ký HKTT: …………………………………………………………………
Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………
Hai người xây dựng gia đình ngày: …… tháng ……năm …………………………..
Có đăng ký kết hôn tại UBND Phường, Xã: …………………………………………
Quận, huyện: ……………………………..Tỉnh, thành phố: ………………………..
Lấy nhau tự nguyện (Nếu bị ép buộc ghi rõ) ………………………………………..
Nếu không có đăng ký kết hôn ghi rõ lý do: …………………………………………
……………………………………………………………………………………….
- Về tình cảm
Trong quá trình chung sống, tôi và vợ/chồng tôi không tìm được tiếng nói chung, mâu thuẫn từ cách sống, công việc cho đến gia đình hai bên.
Mặc dù hai vợ chồng tôi đã nhiều lần nói chuyện, hoà giải nhưng tình trạng hôn nhân của vợ chồng vẫn không tiến triển tốt hơn. Hai bên không thể tìm được tiếng nói chung, tình trạng mâu thuẫn nghiêm trọng không thể thay đổi được. Nếu tiếp tục dài cuộc sống chung như vậy, không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc của toàn thể hai bên gia đình, cuộc sống chung vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc và sự phát triển của con cái trong tương lai. Vì vậy tôi yêu cầu Tòa án xử ly hôn với vợ/chồng là ….
- Về con chung:
Chúng tôi có … con chung là cháu … (Sinh ngày: …; Đăng ký khai sinh tại …).
Con chung của chúng tôi đã/chưa thành niên (năm nay cháu … tuổi), (phát sinh nghĩa vụ về nuôi con và cấp dưỡng không?)
…………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………..……..
…………………………………………………………………………………………………………….
- Về tài sản
……………………………………………………………………………………………….…………..
…………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
Tôi xin cam kết không có khiếu nại, khiếu kiện gì với những nội dung về tài sản chung, về con chung và nợ chung mà Tôi đã ghi nhận trong đơn.
Đề nghị Tòa án không tổ chức buổi hòa giải, giải quyết vụ án sớm hơn quy định của pháp luật để Tôi sớm ổn định cuộc sống.
Kính đề nghị quý Tòa xem xét giải quyết.
Người làm đơn
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Mọi thắc mắc xin liên hệ tới
Hotline: 0824096999 hoặc gửi vào Email: vplsanhtrongtin@gmail.com để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp các dịch vụ khác. Chúng tôi rất mong được các câu hỏi tư vấn và ý kiến đóng góp của các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng.